Giáo án Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Chủ đề: Quê hương đất nước - Lớp : 3 – 4 tuổi




 UBND THÀNH PHỐ VINH

TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG 2









KẾ HOẠCH 

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC

       

           


          Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ

          Chủ đề: Quê hương đất nước

  - Nội dung trọng tâm:  

                      Đề tài: Nghe hát : “Trống cơm”

- Nội dung kết hợp :     

               Trò chơi: “ Nhảy sạp”

Địa điểm: Lớp : 3 – 4 tuổi A

Thời gian: 15-20 phút.

Ngày thực hiện: 1/12/2023

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Hoa Cúc











                                                Năm học 2023-2024



                       

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức: 

- Trẻ biết tên bài hát “ Trống cơm”, biết bài hát “Trống cơm” là làn điệu dân ca bắc bộ 

- Trẻ biết lắng nghe, cảm nhận giai điệu nhí nhảnh, vui tươi của bài hát “ Trống cơm”

- Trẻ biết chơi trò chơi “nhảy sạp” .

2. Kỹ năng:

- Trẻ có hành vi bộc lộ cảm xúc đối với bài hát, hưởng ứng bằng cách lắc lư, nhún  nhảy, hát theo bài hát “ Trống cơm”

          - Luyện cho trẻ kĩ năng nhảy sạp , giai điệu nhạc nhanh chậm.

  3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú vào hoạt động.

          - Thêm yêu quê hương mình qua các làn điệu dân ca và bản sắc dân tộc vùng miền.

II. Chuẩn bị

Đồ dùng của cô

Đồ dùng của trẻ

- Nhạc bài hát: “ Trống cơm”

- 2 chiếc cốc.Trống cơm; 3 cặp sạp

- Phới kết hợp cùng phụ huynh, ngưòi thân lên biểu diễn giàn nhạc dân tộc

- Tâm thế trẻ thoải mái.


         III. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, giới thiệu bài : (1-2p)

- Trẻ đọc đồng dao : « nu na nu nống »


- Cô giới thiệu về chiếc trống cơm và bài hát « Trống cơm » dân ca bắc bộ.

2. Nội dung: 

2.1. Hoạt động 1: (10-12p)

*  NDTT  nghe hát “ Trống cơm” 

- Lần 1: Cô hát kết hợp nhạc.

- Các con vừa được nghe bài hát gì? Làn điệu dân ca gì?

- Lần 2: Cô hát kết hợp sử dụng cốc theo tiết tấu.

- Lần 3: Cô và trẻ cùng biểu diễn bài trống cơm.


- Lần 4: Dàn nhạc dân tộc hòa tấu bài hát “ Trống cơm”

* Giáo dục trẻ: Bài hát “trống cơm” thuộc dân ca bắc bộ. Với giai điệu vui tươi nhí nhảnh. Các làn điệu dân ca làm chúng ta thêm yêu quê hương đất nước cũng như đặc trưng từng vùng miền trên đất nước Việt Nam

2.2. Hoạt động 2: (5-7p) :Trò chơi âm nhạc: “Nhảy sạp”.

-Cô giới thiệu tên trò chơi “Nhảy sạp”

-Cho trẻ chơi 2-3 lần 

(Thay đổi tiết tấu nhanh chậm)

3. Kết thúc : (1 phút) 

Cô nhận xét và tuyên dương


  • Trẻ ngồi xúm xít và đọc cùng cô

  • Trẻ lắng nghe





  • Trẻ lắng nghe

  • Cả lớp trả lời


  • Trẻ lắng nghe

  • Trẻ lắng nghe và hưởng ứng cùng cô

  • Trẻ lắng nghe


  • Trẻ lắng nghe







  • Trẻ lắng nghe

  • Cả lớp nhảy sạp theo tiết tấu nhanh chậm.


  • Trẻ lắng nghe.

















Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Health

Food