GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ: Âm Nhạc Tổng Hợp: Đa Văn Hóa Vùng Miền


GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Âm nhạc tổng hợp: Đa văn hóa vùng miền

Chủ đề: Nghề nghiệp

                                                       Đối tượng: 5-6 tuổi

Thời gian: 30 - 35 phút

Người dạy:

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên các bài hát, tên tác giả các bài hát: “Trống cơm” – dân ca đồng bằng Bắc bộ, “Bắc kim thang” – DC Nam Bộ, Gà gáy le te – Dc Cống Khao,  “Hát gọi mặt trời” Tây Nguyên.

- Trẻ biết nghe nhạc cảm thụ âm nhạc các làn điệu dân ca.

2. Kĩ năng:

- Ôn luyện củng cố các kỹ năng vận động, kỹ năng nghe nhạc, kỹ năng ca hát.

- Trẻ biểu diễn các bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau: Vỗ tay theo nhịp, vận động theo ý thích, theo giai điệu bài hát.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc.

- Thông qua các bài hát giáo dục trẻ yêu quý vẻ đẹp các vùng miền.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm tổ chức hoạt động: trong lớp.

- Trang phục múa.

- Nhạc các bài hát: Bắc kim thang, trống cơm, Gà gáy le te, Hát gọi Mặt trời, nhạc sôi động chơi trò chơi.

- Trang phục các vùng miền, Trống, xắc xô, Bóng, vòng thể dục, tâm thế thoải mái.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.

- Các con ơi, chúng mình lại đây với cô nào.

- Cô giới thiệu với các con hôm nay lớp mình có các cô giáo trong tổ đến thăm và dự với lớp mình một giờ học đấy các con hãy nổ một tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào.

- Các con hãy nhìn xem hôm nay chúng mình mặc trang phục có gì khác so với trang phục hàng ngày không nào?

- Trang phục này các con thường mặc khi nào?

- Đúng rồi những bộ trang phục này chúng mình thường mặc khi biểu diễn, những bộ trang phục này mang đậm chất dân gian của các vùng miền để chúng mình cùng tham gia chương trình “Âm nhạc bốn phương” đấy các con có thích không.

- Chương trình “Âm nhạc bốn phương” hôm nay gồm có 2 phần.

      Phần thứ nhất: Tài năng âm nhạc.

      Phần thứ hai: Quà tặng âm nhạc.

- Cô Mến và cô Hải sẽ đồng hành cùng các con trong chương trình ngày hôm nay đấy. Để biết xem điều thú vị đầu tiên mà 2 cô đem đến cho chúng mình là gì cô mời các con cùng bước vào phần một của chương trình nhé.

Hoạt động 2: Nội dung chính

*Phần 1: Tài năng âm nhạc:

- Bây giờ cô mời các con cùng lắng nghe xem đây là giai điệu của bài hát gì nhé.

- Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “ Bắc kim Thang”

+ Chúng mình vừa được nghe đó là giai điệu của bài hát gì?

+ Ai có ý  kiến khác không?

+ Thế cô đố chúng mình biết bài hát Bắc kim thang thuộc làn điệu dân ca gì?

- Đúng rồi bài hát Bắc kim thang thuộc làn điệu dân ca Nam Bộ đấy bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau vận động bài hát Bắc Kim thang thật hay nhé.

- Cho trẻ hát bằng lời kết hợp làm điệu bộ( 1 lần)

- Cô đã chuẩn bị cho các con rất nhiều dụng cụ cho chúng mình kết hợp vận động đấy. Bây giờ mỗi bạn sẽ tự chọn cho mình một dụng cụ để chúng mình vận động nào.

- Các con đã sẵn sàng chưa. Xin mời các con.

- Cô cho trẻ hát vận động bài Bắc Kim Thang. (8 bạn múa đứng giữa, các bạn còn lại sử dụng dụng cụ gõ đệm vừa hát vừa gõ)

- Cô động viên khuyến khích trẻ.

+ Các con vừa hát vận động bài hát gì?

+ Thuộc làn điều dân ca nào?

+ Ngoài hình thức vận động vừa rồi thì chúng mình còn biết hình thức vận động nào khác không? ( hát nối tiếp, hát đối, hát to, hát nhỏ, đọc ráp, đọc trên nền nhạc bài đồng dao)

- Các con ơi Bài hát Bắc kim thang được hát kết hợp với các dụng cụ âm nhạc và được hát với rất nhiều hình thức khác nhau và bài hát Bắc Kim thang còn được đọc trên nền nhạc của bài đồng dao nữa đấy bây giờ chúng mình cùng cô giáo đọc bài Bắc kim thang trên nền nhạc của bài đồng dao nhé.

- Cho trẻ biểu diễn theo hình thức đọc đồng dao.

- Các con ơi, bài hát Bắc kim thang dân ca Nam Bộ rất là tuyệt vời đúng không nào và Chương trình Âm nhạc bốn phương hôm nay còn có rất nhiều điều bất ngờ nữa đấy. Bây giờ cô mời các con cùng hướng lên màn hình và xem  điều bất ngờ tiếp theo mà chương trình đem đến cho chúng mình là gì nhé.

- Cho trẻ xem video về dân tộc Tây Nguyên có điệu múa cồng chiêng.

- Chúng mình vừa được xem video nói về vùng miền nào.

- Các con thấy Tây Nguyên thường sử dụng các dụng cụ âm nhạc nào?

- Cho trẻ xem hình ảnh một số dụng cụ âm nhạc của Tây Nguyên. ( đàn t’rưng, cồng chiêng, một số điệu múa)

- Bây giờ cô con mình cùng giao lưu với các bạn Tây Nguyên qua bài múa Hát gọi mặt trời nhé.

- Cho 1 tốp lên múa các bạn còn lại đứng ở dưới hưởng ứng theo.

+ Các bạn vừa biểu diễn bài hát gì? Cô mời các bạn Tây nguyên xuống giao lưu với các bạn ở các vùng miền nhé.

+ Trẻ hưởng ứng hát múa bài Em hát gọi mặt trời lần 2

- Tạm biệt các bạn Tây nguyên cô mời các con cùng thưởng thức một làn điệu dân ca Cống khao qua bài hát Gà gáy le te với sự thể hiện của bạn Đan Tâm và tốp múa,nào cô mời các con.

- Cho 1 trẻ hát và một tốp múa bài Gà gáy le te dân ca cống khao.

- Chúng mình thấy các bạn biểu diễn có hay không?

+ Các bạn vừa biểu diễn bài hát gì? Thuộc làn điệu dân ca nào?

- Đúng rồi đấy các bạn vừa biểu diễn bài hát gà gáy le te thuộc làn điệu dân ca Cống khao đấy.

* Phần thứ 2: Quà tặng âm nhạc.

- Bây giờ các con có muốn biết điều bất ngờ tiếp theo mà chương trình muốn gửi tặng chúng mình đó là gì không.

- Chúng mình cùng nhìn xem cô Mến đem đến cho chúng mình điều bất ngờ gì nào. ( Trống)

- Cô hát bài trống cơm lần 1: Kết hợp nhạc.

+ Các con có biết cô Vừa hát BH gì không?

+ Bài hát Trống cơm của dân ca gì?

- Cô hát lần 2:  Kết hợp múa

 Bài hát Trống cơm là dân ca đồng bằng Bắc bộ với giai điệu mượt mà tình cảm...

=> Giáo dục trẻ: Các con ơi,mỗi vùng miền đều có những nét đặc sắc riêng về nghệ thuật, nên các con hãy biết yêu quý,giữ gìn và phát huy những nét nghệ thuật đó nhé.

* Trò chơi âm nhạc: “ Bước nhảy vui nhộn”

- Các bé ơi. Ở 2 phần chơi trước chúng ta đã được hòa mình thưởng thức những làn điệu dân ca êm dịu mượt mà. Hôm nay chương trình còn tổ chức cho các con một trò chơi rất thú vị được mang tên: “Bước nhảy vui nhộn”.

- Cách chơi của trò chơi này như sau: Các con chú ý nghe nhạc và thực hiện các bước nhảy nhanh chậm theo nhạc.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi và chơi cùng trẻ.

3. HĐ 3. Kết thúc:

 Trò chơi: “ Bước nhảy vui nhộn” đã khép lại chương trình “Âm nhạc bốn phương” ngày hôm nay xin cảm ơn tất cả các con đã tham gia biểu diễn hết mình. Xin chào và hẹn gặp lại các cô giáo và các con trong những chương trình sau. Chúc các cô luôn mạnh khỏe công tác tốt, chúc các con luôn chăm ngoan, học giỏi.

 

- Vâng ạ

 

 

 

- Trẻ vỗ tay

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

- Có ạ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vâng ạ

 

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Vâng ạ

 

- Trẻ lên biểu diễn

 

- Trẻ trả lời

 

- Vâng ạ

 

- Trẻ nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

- Vâng ạ

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ biểu diễn

 

 

 

- Vâng ạ

- Trẻ hát

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

- Có ạ

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ hát

 

 

 

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi

 

- Trẻ nghe

 

 

 

 

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Health

Food