Giáo án Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Những con vật gần gũi Đề tài: Làm quen chữ cái: i, t, c Đối tượng: 5 - 6 tuổi

 



GIÁO ÁN THAM GIA HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẮP HUYỆN

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Chủ đề: Những con vật gần gũi

Đề tài: Làm quen chữ cái: i, t, c

Đối tượng: 5 - 6 tuổi

Thời gian: 30 - 35 phút

Giáo viên thực hiện: 


I. Mục đích

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái i, t, c. Biết cấu tạo của chữ cái i, t, c.

- Trẻ biết so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ cái i, t, c

- Trẻ biết chơi một số trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ biết xếp chữ cái I, t, c bằng các nguyên liệu khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm, chia sẻ và trình bày.

- Phát triển cho trẻ kĩ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, phát âm chữ cái i, t, c.

- Rèn cho trẻ phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi.

- Phát triển sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay, trí tưởng tưởng khả năng sáng tạo thẩm mỹ của trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.

- Giáo dục trẻ chăm chỉ học chữ cái, biết giữ gìn đồ dùng, sản phẩm của mình và của bạn

- Trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng.

II. Chuẩn bị

* Thiết bị dạy học, đồ chơi, học liệu:

- Bìa các tông, băng dính, kéo, hột hạt, ống mút, giá tranh.

* Đồ dùng:

- Ti vi, lọa phát nhạc về bài hát trong chủ đề, bàn cho trẻ hoạt động.

* Địa điểm không gian:

- Tổ chức bên trong lớp học thoáng mát, đủ ánh sáng.

III. Tiến hành:


Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Bổ sung

* Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú, giới thiệu bài


- Cho trẻ hát cùng cô. "Em học bảng chữ cái".

Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Em bé thích học cái gì?

+ Vậy các con có thích học chữ cái không?

+ Các con đã được học những chữ gì?

- Dẫn dắt, giới thiệu trẻ vào hoạt động.

* Hoạt động 2: Ôn chữ cái đã học

- Tìm chữ cái đã học có xung quanh lớp.

- Cho trẻ chơi trò chơi "Bắt bướm":

Cách chơi: Trên cấy có rất nhiều con bướm.

Chúng mình vừa đi vừa hát "Kia con bướm vàng" Khi có hiệu lệnh "Bắt bướm" mỗi bạn hãy nhanh tay bắt cho mình 1 con bướm ở trên

Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được bắt 1 con. Và phải nói được tên chữ cái đã học gắn trên con bướm.

Cho trẻ nói chữ cái dán trên con bướm mà trẻ bắt được.

- Cho trẻ nói tên những chữ đã được học.

- Khảo sát trẻ:

+ Hỏi trẻ tên những chữ cái mà trẻ chưa được học?

+ Tại sao trẻ biết?

- Cô dẫn dắt và giới thiệu chữ cái i, t, c

* Hoạt động 3: Làm quen chữ cái i, t, c

- Cô giới thiệu chữ cái: i, t, c cho trẻ biết.

- Cho trẻ tạo thành 4 nhóm. Các nhóm quan sát chữ cái i, t, c và lấy các nét chữ rời và ghép thành chữ cái i, t, c. Các nhóm thảo luận, cử đội trường, bàn bạc và phân công nhiệm vụ của từng thành viên, đi lấy đồ dùng về nhóm của mình để thực hiện.

- Các nhóm thảo luận, tìm hiểu cấu tạo của các chữ cái 1, t, c.

- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát, khích lệ, động viên trẻ.

- Cho các nhóm mang sản phẩm của nhóm mình lên trưng bày và cử 1 thành viên của đội mình lên trình bày kết quả của đội mình.

* Cô giới thiệu chữ "i".

- Cô hỏi trẻ: Đây là chữ gì?

- Cô phát âm cho trẻ nghe.

- Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: cả lớp, tổ, tốp, cá nhân.( Cô bao quát sửa sai cho trẻ )

- Trẻ nêu cấu tạo chữ "i".

+ Chữ "i" có nét gì?

Cô khái quát: Chữ "i" được cầu tạo bởi 1 nét số thẳng và 1 dấu chấm ở phía trên.

- Cho trẻ nói lại cầu tạo chữ "i"

- Cô mở rộng: Cô giới thiệu cho trẻ chữ "i" in hoa, in thưởng, viết thường. Tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là "i".

+ Cô giới thiệu chữ "t"

- Cô hỏi trẻ: Đậy là chữ gì?

Cô phát âm cho trẻ nghe.

- Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: cả

lớp, tổ, tốp, cá nhân.( Cô bao quát sửa sai cho trẻ )

- Trẻ nêu cấu tạo chữ "t".

+ Chữ "t" có nét gì?

- Cô khái quát: Chữ "t" được cấu tạo bởi 2 nét gồm 1 nét số thẳng và 1 nét gạch ngang bên trên nét thắng.

- Cho trẻ nói lại cấu tạo chữ "t”

- Cô mở rộng: Cô giới thiệu cho trẻ chữ "t" in hoa, in thường, viết thường. Tuy cách viết khác nhau nhưng phát âm giống nhau đều đọc là "t".

* Có giới thiệu chữ "c"

- Cô hỏi trẻ: Đây là chữ gì?

- Cô phát âm cho trẻ nghe.

- Cô cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: cả 

lớp, tổ, tốp, cá nhân. (Cô bao quát sửa sai cho trẻ )

- Trẻ nêu cấu tạo chữ "c".

+ Chữ "c" có nét gì?

- Cô khái quát: Chữ "c" được cấu tạo bởi 1 nét cong hở phải.

- Cho trẻ nói lại cấu tạo chữ "c"

- Cô mở rộng: Cô giới thiệu cho trẻ chữ "c" in hoa, in thường, viết thường. Tuy cách viêt khác nhau nhưng phát âm giống nhau đều đọc là "c"

* So sánh: chữ i, t.

- Giống nhau:

+ Các con thấy chữ i và chữ t có điểm gì giống nhau.

- Cô chốt: Chữ i và chữ t giống nhau đều có 1 nét sổ thắng.

- Khác nhau:

+ Chữ i và chữ t khác nhau điểm gì?

- Cô chốt: Chữ i có 1 dầu chấm trên dầu, còn chứ t có 1 nết gạch ngang phía trên.

* Hoạt động 4: Trò chơi củng cố

- Cho trẻ tìm chữ cái i, t, c trong tên của mình, của bạn.

- Trò chơi: Làm theo yêu cầu

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Cách chơi: Đi vòng tròn, vỗ tay theo bài hát

"Gà trống, mèo con và cún con" khi có hiệu lệnh xếp chữ, xếp chữ. Các con xếp theo y/c của cô: i, t, c.

- Luật chợi: Mỗi tổ sẽ xếp thành 1 chữ. Đội nào không xếp được đội đó sẽ phải nháy lò cò.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần

- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi.

- Trò chơi: Bé khéo tay

- Cô cho trẻ về góc Steam, lấy đồ dùng, nguyên vật liệu về nhóm của mình và xếp chữ cái i, t, c.

- Cô bao quát, động viên, khuyên khích trẻ.

* Hoạt động 5: Kêt thúc

- Cô hỏi trẻ tên hoạt động.

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.





Download Page

Tải về tập tin của bạn

Bản tải xuống của bạn sẽ có sẵn trong 15 giây...

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Health

Food