GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chủ đề: Bản thân Đề tài: Khám phá bàn tay Đối tượng: Trẻ 3 – 4tuổi




GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Chủ đề: Bản thân

Đề tài: Khám phá bàn tay

Đối tượng: Trẻ 3 – 4tuổi

Thời gian: 20 - 25 phút

Người soạn, dạy: 

Đơn vị: Trường mầm non 


I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:
- Trẻ biết được cấu tạo của đôi bàn tay. Tên của các bộ phận.

- Trẻ biết được đôi bàn tay có tác dụng, ích lợi gì? Và quan trọng như thế nào đối với con người.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.

- Rèn kỹ năng đếm và dán đúng theo số lượng chấm tròn

- Rèn kỹ năng cảm nhận bằng bàn tay như: Nóng, lạnh, sần, mềm…

3. Thái độ:

- Giữ gìn vệ sinh cho đôi bàn tay, giáo dục lễ giáo cho trẻ.

- Hứng thú tham gia vào hoạt động từ đầu đến cuối.

II. Chuẩn bị:

- Hệ thống câu hỏi

- Máy tính, nhạc, loa.

- Các hình ảnh em bé đang: Đánh đàn, đánh răng, tự xúc ăn, quét nhà, tưới cây…

- Mỗi trẻ một bản tổng hợp và chấm tròn, bóng, hộp quà kỳ diệu có các đồ vật bên trong.

- Địa điểm tổ chức hoạt động: Trong lớp.

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Ghi chú

* Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Tay đẹp”

- Giới thiệu vị khách ảo thuật Mr. Been mang màn ảo thuật là cuốn sách.

* Hoạt động 2: Trọng tâm

* Khám phá đôi bàn tay kỳ diệu

- Cho trẻ tạo thành 2 nhóm để khám phá cuốn sách. Và hỏi trẻ:

+ Em bé đang làm gì? 

+ Em bé dùng gì để làm việc đó?

- Cô tặng cho mỗi nhóm bản “Bé thấy” nhiệm vụ trẻ hãy chọn các hình đã thấy để dán vào bản

- Cho trẻ mang bản “Bé thấy” dán lên bảng

+ Các con nhìn thấy những hình ảnh gì? (em bé đánh răng, em bé ăn xúc ăn, đánh đàn, quét nhà, tưới cây)

- Em bé đã làm rất nhiều việc đấy, thế từ bàn tay của các con con đã làm việc gì?

- Khi học bài, khi xúc ăn các con sử dụng tay gì?

+ Tay trái các con làm gì?

- Để bảo vệ bàn tay các con phải làm gì?

- Cho trẻ đứng lên thực hiện rửa tay 

* Ai thông minh

- Tặng cho mỗi trẻ một bản tổng hợp, trên bảng tổng hợp cô đã khoanh tròn các bộ phận của bàn tay (mu bàn tay, lòng bàn tay, ngón tay). Nhiệm vụ của các con đếm xem trên một bàn tay có mấy mu bàn tay, trên một bàntay có mấy lòng bàn tay, trên một bàn tay có bao nhiêu ngón tay, và dán chấm tròn tương ứng.

- Cho trẻ về nhóm thực hiện.

- Cô kiểm tra kết quả

+ Đây là gì? Có mấy mu bàn tay (Cho trẻ lên bảng dán)

+ Đây là gì? Cho trẻ chỉ trên tay của mình. Có mấy lòng bàn tay (Cho trẻ lên bảng dán)

+ Đây là gì? Có bao nhiêu ngón tay? Cho trẻ đếm ngón tay của mình. Cho trẻ lên dán và đếm chấm tròn.

- Cho trẻ mang sản phẩm về dán vào khu trưng bày sản phẩm.

* Bé chơi với bóng

- Cô tặng mỗi bạn một quả bóng

- Cho trẻ đi lấy bóng

- Cho trẻ chơi thả bóng, tung bóng.

* Hộp quà bí ẩn

- Cô mang đến một hộp quà bên trong có các đồ vật. Nhiệm vụ của trẻ sẽ sờ vào bên trong hộp và sờ các con cảm nhận như thế nào?

- Cho trẻ về nhóm thực hiện

+ Con cảm thấy thế nào?


- Cho trẻ kể lại khi sờ vào trong hộp con đoán là gì? Con cảm thấy thế nào?

- Cô khái quát lại: Các con cảm thấy nóng, lạnh, cứng, mềm, sần. Bàn tay thật kỳ diệu đúng không nào, bàn tay giúp làm rất nhiều việc: học bài, cầm đồ vật, sờ mọi vật xung quanh, bày tay còn cảm nhận sự yêu thương: bắt tay, ôm nhau, sờ má nhau, sờ trán, lồng tay vào nhau (Cho trẻ thực hiện)

* Hoạt động 3: Kết thúc

- Cầm tay tình bạn tạo thành vòng tròn lớn, cho trẻ vận động theo bản nhạc.




















- Tay phải


- Giữ bát, giữ giấy…

- Rửa tay



































- Thấy nóng, lạnh, mềm, cứng, ấm



https://docs.google.com/document/d/1ZJWtxZod8Do_IzDC-c786vXz_-ZK_3m3/edit?usp=sharing&ouid=105551925708068516827&rtpof=true&sd=true

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Health

Food